Không phải là tất cả nhưng có khá nhiều mẹ thắc mắc rằng mẹ bầu có thể sử dụng thuốc Berberin được không? Loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi hay không? Bằng bài viết này Zizou sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc.
Berberin là thuốc gì?
Berberin (còn có tên khác berberine sulfate) là hoạt chất được chiết từ cây hoàng đằng (còn có tên vàng đắng, hoàng liên), tên khoa học là Coptis teet… Công dụng chính của thuốc berberin: trị hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm ruột, tiêu chảy. Ngoài ra, berberin cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm và còn có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli ngoại độc tố bền với nhiệt.
Dược điển Việt Nam có chuyên luận thuốc Berberin chlorid dạng viên nén và viên bao phim.
Phụ nữ mang bầu có thể uống thuốc Berberin được không?
Từ lâu, Berberin được biết đến như một thuốc vừa rẻ, vừa an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Berberin có vai trò như một kháng sinh thực vật, vừa diệt khuẩn tốt lại không gây ra loạn khuẩn ruột như hầu hết các kháng sinh khác. Nhiều người quan niệm rằng berberin là thuốc thảo dược từ thiên nhiên nên không độc, không có tác dụng phụ gì và dùng được cho phụ nữ mang thai.
Dù Berberin lành tính, hiếm gây tác dụng phụ cho người sử dụng nhưng mẹ bầu thì không nên dùng.
– Làm tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh
Berberin có thể đi qua nhau thai, có nghĩa là khi mẹ uống thuốc thì bé cũng sẽ hấp thu lượng thuốc tương đương. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng berberin trong thai kỳ có thể dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.
– Có nguy cơ gây sảy thai
Nhiều nghiên cứu cho thấy, Berberin tuy chưa được định lượng nồng độ gây tình trạng sảy thai (giai đoạn 3 tháng đầu) hoặc sinh non, nhưng có gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến thai nhi.
– Ảnh hưởng đến xương và mầm răng của thai nhi
Trên thị trường có hai loại Berberin. Một loại là Berberin không có thêm kháng sinh cloxid thì dùng được cả cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Còn Berberin có thêm cloxid thì không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nguyên do cloxid lắng đọng ở hệ thống xương và mầm răng và ảnh hưởng đến xương và mầm răng của thai nhi và trẻ nhỏ.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị đau bụng tiêu chảy?
Phần lớn tiêu chảy khi mang thai đều tự khỏi, bà bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên mẹ bầu nên biết nguyên nhân gây tiêu chảy, sau đó tìm cách chữa trị hợp lý. Đặc biệt, mẹ bầu không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.
Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy, hãy áp dụng các biện pháp sau để điều trị:
Bổ sung nước và điện giải
Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước, nếu mẹ bầu không bù nước sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chị em có thể bổ sung nước bằng việc uống nước lọc hoặc một số loại nước tốt cho hệ tiêu hóa như trà gừng, nước mật ong, thêm tinh dầu bạc hà vào nước uống. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ngừng uống các loại nước ép, đồ uống có sữa, đường vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Các thực phẩm cần tránh
+ Đồ chiên dầu
+ Thịt đỏ
+ Hải sản
+ Nước uống có ga
+ Sữa tươi
+ Đồ ăn vặt
+ Một số trái cây như dứa, đu đủ
Nếu tình trạng tiêu chảy khi mang thai diễn biến ngày một nặng và không tự khỏi được, mẹ hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ để giúp chấm dứt tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn nhất.
Tổng hợp